Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn là một trong những điều không thể bỏ qua khi đến Trung Quốc. Linh hồn của nó là những câu chuyện lịch sử, các vũ điệu và bài hát truyền thống, tất cả được lưu giữ một cách trân trọng và tự hào. Hãy cùng Avitour khám phá vùng đất này qua bài viết dưới đây.
Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn nhất định phải thử những món ăn này
Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm ở đâu
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một thị trấn nhỏ nằm ở phía Tây của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Được biết đến như một trong những cổ trấn trứ danh của Trung Quốc, nơi này có một lịch sử lâu dài kéo dài đến 1300 năm. Do đó, giá trị văn hóa của Phượng Hoàng Cổ Trấn được bảo tồn tối đa.
Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng là nơi ít chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh. Vì vậy nơi đây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc đô thị cổ trong lịch sử phương Đông. Tên của trấn là Phượng Hoàng, được lấy theo tên loài chim trong huyền thoại. Theo truyền thuyết, một cặp phượng hoàng - loài chim thần có khả năng tái sinh từ ngọn lửa - đã từng bay qua cổ trấn này. Bởi cảnh vật quá đẹp, chúng lưu luyến mãi và chỉ chịu rời đi sau cùng. Từ đó, người dân địa phương đã đặt tên là Phượng Hoàng Cổ Trấn.
>> Xem thêm: Đê Mê Trước Cổ Trấn Từ Khí Khẩu Ở Trùng Khánh
Lịch sử Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Đường vào năm 686. Từ giai đoạn 1368 đến 1644, nơi đây chính thức trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, và quân sự của vùng lãnh thổ (thời Minh - Thanh). Trong thời kỳ nhà Minh (1573 - 1620), bức tường thành vững chắc ở phía Nam đã được xây dựng. Đến nay, nó vẫn tồn tại với tuổi thọ lên đến hơn 400 năm.
Trong thời kỳ nhà Thanh (1644 - 1911), các dân tộc Hán và Miêu đã đoàn kết xây dựng và hoàn thiện các công trình kiến trúc đặc trưng. Với hơn 1.300 năm tồn tại, Phượng Hoàng Cổ Trấn Trung Quốc là một di tích lịch sử được xây dựng bằng công sức của nhiều triều đại. Đây chính là biểu tượng tâm huyết của hàng ngàn người dân.
Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn có gì thú vị
Điếu Cước Lâu
Điếu cước lâu là một loại kiến trúc nhà ở dân gian thể hiện rõ nét dấu ấn văn hóa bản địa. Trên những ngôi nhà ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, ta thấy rõ nhất sự giao thoa giữa kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số như người Miêu, Thổ Gia và người Hán.
Điểm đặc biệt của Điếu Cước Lâu là việc xây dựng các ngôi nhà tựa lưng vào núi độ dốc lớn. Điều này tạo ra một cảm giác khá ấn tượng khi mới gặp lần đầu. Thế nhưng các ngôi nhà này đều có trụ lớn chắc chắn để chống đỡ và đảm bảo an toàn. Tùy thuộc vào nhu cầu, các ngôi nhà có thể được xây dựng từ 2 đến 3 tầng. Thường người ta kết hợp với ban công trước để mở rộng không gian sống.
Đà Giang soi bóng sử thi
Đà Giang trải dài 96,9km, là dòng sông huyết mạch của cổ trấn. Sông Đà Giang như nàng thiếu nữ e thẹn thả dáng giữa thị trấn cổ. Với lớp áo màu xanh ngọc bích, con sông này không biết bao lần làm đốn tim du khách. Dòng sông Đà Giang nhẹ nhàng, tĩnh lặng đến kỳ lạ. Hai bên bờ sông là dãy các ngôi nhà cổ kính, như tô đậm thêm nét đẹp của nơi này.
Cầu Hồng Kiều nhân chứng lịch sử
Cây cầu được xây dựng 2 tầng. Tầng 1 nối hai bờ lại với nhau trong khi tầng 2 là nơi để ngắm cảnh. Dù nhìn từ bất kỳ góc độ nào, du khách cũng cảm nhận được sự to lớn, vĩ đại của cầu Hồng Kiều. Với thiết kế theo phong cách "phượng hoàng", cây cầu đã chứng kiến cổ trấn từ hàng trăm năm.
>> Xem thêm: Du lịch Trung Quốc 2024: HÀ NỘI – TRƯƠNG GIA GIỚI - PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN - THIÊN MÔN SƠN - HỒ BẢO PHONG
Những món ăn nhất định phải thử khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Bánh tép nhảy Phượng Hoàng Cổ Trấn
Bánh tép nhảy Phượng Hoàng Cổ Trấn được làm từ tép tươi lấy ngay từ sông Đà Giang. Tép sau đó được nhúng vào hỗn hợp bột và trứng rồi chiên giòn. Để tăng thêm hương vị, người ta thường rắc hành và ớt lên trên bánh tép giòn rụm này. Với giá chỉ 5 tệ mỗi chiếc, đây là một món ăn vặt thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Bánh đồng diệp
Bánh đồng diệp là loại bánh truyền thống nổi tiếng của người Miêu. Nó thường được tặng vào những dịp lễ quan trọng của họ. Bánh rất thơm ngon, mềm mại, được làm từ gạo nếp và nhân thịt khô, thêm chút hạt mè. Sau đó, bánh được gói ghém bằng lá cây, tạo nên một màu xanh đặc trưng.
Cơm rang Phượng Hoàng
Cơm rang không phải là món ăn xa lạ, nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến riêng mang hương vị khác nhau. Nguyên liệu cho món ăn này được lựa chọn kỹ lưỡng. Nó bao gồm ngải cứu và hành tây hái từ sườn đồi, thịt xông khói đã ủ qua mùa đông. Sau đó nó được cắt thành từng miếng nhỏ và được bóp nhẹ với dầu và trộn đều. Cơm được rang trong nồi gang, đun bằng củi để giữ được hương vị tốt nhất.
Cơm ống tre
Cơm ống tre là một món ăn quen thuộc ở Việt Nam, nhưng cơm ống tre ở Phượng Hoàng Cổ Trấn lại có hương vị đặc biệt. Thay vì ăn kèm với muối mè như ở Việt Nam, tại cổ trấn này, cơm được hấp trên ống tre, và phía trên thêm xá xíu hoặc ngô để tăng thêm hương vị.
Kết luận
Nằm trong Hồ Nam, Phượng Hoàng Cổ Trấn không chỉ là nơi để chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là một cơ hội để tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc cùng những món ăn thú vị. Với những trải nghiệm mới lạ, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của hàng ngàn du khách. Còn chần chừ nữa mà không cùng Avitour đặt ngay vé đến đây thôi nào!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Số 46 Cù Chính Lan, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024 5678 3838 - Hotline 24/7 19004623
Web: www.dulichavitour.com - www.avitour.com.vn